Cách đo thước kẹp điện tử

 Thước kẹp (thước cặp) là một loại thước chuyên dụng được dùng trong ngành cơ khí. Nó được xem là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ sư, một người thợ cơ khí nào. Vậy thước kẹp cơ khí là gì? Vì sao chúng lại quan trọng như thế?

Thước kẹp cơ khí là gì?

Thước kẹp còn được biết đến với tên gọi khác là thước cặp. Đây là một dụng cụ đo chính xác tuyệt đối được sử dụng trong nhiều ngành nghề sản suất như: cơ khí, đồ gỗ, đồ nhựa, nhôm kính… Chúng được dùng trong việc đo khoảng cách giữa hai mặt đối diện của một chi tiết, vật thể nào đó. Nhờ thiết kế độc đáo, các đầu của thước có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng cho phù hợp với những điểm cần đo.

Thước kẹp hay thước cặp là một dụng cụ quan trọng đối với ngành cơ khí, kỹ thuật
Thước kẹp hay thước cặp là một dụng cụ quan trọng đối với ngành cơ khí, kỹ thuật

Đặc điểm của thước cặp chính là tính đa dạng, phạm vi đo rộng, độ chính xác cao và giá thành rẻ. Chúng được dùng để đo kích thước như chiều dài, chiều rộng của các chi tiết hình trụ, hình vuông. Hoặc cũng có thể dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài chiều sâu của những vật dạng hình hộp, hình trụ dài, hình trụ rỗng với độ chính xác cao…

Xem thêm: Danh sách những trường đào tạo ngành cơ khí tốt nhất tại nước ta.

Cấu tạo của thước kẹp cơ khí

Thước cặp cơ khí có cấu tạo đơn giản với những phần chính sau:

  • Thân thước
  • Mỏ cặp trong dùng để đo các vật dụng từ bên trong.
  • Mỏ cặp ngoài dùng để đo các vật dụng từ bên ngoài.
  • Vít khử độ rơ (vít giữ)  dùng để ghim vị trí đo của thước.
  • Bộ phận di động.
  • Thước chính.
  • Thước phụ để đo các chỉ số thập phân.
  • Con lăn để căn chỉnh độ cặp.
  • Thanh đo độ sâu.
Cấu tạo của thước kẹp
Các bộ phận chính của thước kẹp

Tất cả các thành phần trên được kết nối với nhau theo một kết cấu đơn giản. Tùy mục đích đo độ sâu, bên trong hay bên ngoài mà cách dùng có đôi chút khác biệt. Nhưng nhìn chung đây là một dụng cụ cơ khí rất dễ để thao tác và sử dụng.

Có bao nhiêu loại thước kẹp cơ khí

Có 2 cách phân loại thước kẹp. Nếu phân loại theo độ chính xác thì thước kẹp bao gồm ba loại: thước kẹp 1/10, thước kẹp 1/20 và thước kẹp 1/50.  Trong đó thước 1/10  là thước đo được kích thước chính xác đến 0.1mm. Tương tự thước 1/20 là  thước đo được kích thước chính xác đến 0.2mm. Và thước 1/50 là thước kẹp đo được độ chính xác đến 0.5mm. Còn nếu dựa theo đặc điểm thì trên thị trường hiện nay thước kẹp có ba loại phổ biến:

  • Thước kẹp truyền thống (thước cặp cơ): Đây là loại thước cặp cực kỳ thông dụng. Đặc điểm của loại này là kết quả đo đạc được xác định thông qua các vạch cơ khí theo hai hệ kích thước là mét và inch được khắc trên thước.
  • Thước kẹp có đồng hồ: Đây là loại thước kẹp có gắn đồng hồ đo trên thước. Người ta sẽ đọc kết quả đo thông qua đồng hồnày.
  • Cuối cùng là  thước kẹp điện tử. Đây là loại thước cặp mà kết quả đo sẽ hiển thị thông tin đo được dạng thông số trên mặt đồng hồ điện tử. Loại này được sử dụng phổ biến trong các ngành như chế tạo máy, gia công cơ khí bởi tính chính xác cao, cho kết quả nhanh rất thuận tiện khi sử dụng.
Ba loại thước kẹp phổ biến trên thị trường hiện nay
Ba loại thước kẹp phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Mỗi loại thước kẹp này có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, thước kẹp truyền thống vẫn phổ biến nhất vì nó có giá thành rẻ, độ bền cao.

Xem thêm: 10 khu chợ bán đồ cơ khí nổi tiếng

Tính chính xác của thước kẹp cơ khí ra sao?

Xét về tính chính xác, thước kẹp cơ khí được xem là thước có độ chính xác cao, sai số ít. Tùy từng loại mà sai số chỉ từ 0,02 đến 0,1 mm. Khi lựa chọn thước để sử dụng, nên cân nhắc tìm kiếm một sản phẩm phù hợp. Từ đó, đảm bảo sử dụng nó một cách hoàn hảo nhất cho công việc của mình.

 Xem thêm: 10 loại dụng cụ cơ khí phổ biến nhất mà bạn nên biết

Hướng dẫn cách đo thước kẹp

Khi đo kích thước ngoài bằng thước kẹp cơ khí

  • Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn chi tiết, khu vực cần đo.
  • Áp mỏ cặp của thước vào mặt chuẩn cần đo, cố định nó. Sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi kích thước hàm di động chạm vào bề mặt chi tiết cần đo. Lưu ý, hãy chắc chắn là hàm cặp vuông góc với khoảng cách cần đo.
  • Siết chặt vít kẹp. Sau đó, lấy thước của bạn ra khỏi chi tiết và đọc kích thước tương ứng.
Đo kích thước ngoài của chi tiết bằng thước kẹp
Đo kích thước ngoài của chi tiết bằng thước kẹp

Đo kích thước lỗ – kích thước trong

  • Trong trường hợp này, bạn hãy nới lỏng vít kẹp chặt. Sau đó di chuyển mỏ cặp đo trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn chi tiết cần đo.
  • Áp mỏ cố định vào mặt chuẩn cần đo. Sau đó di chuyển hàm di động đến khi nó áp vào mặt chi tiết.
  • Siết chặt vít kẹp. Sau đó lấy thước ra và đọc thông số tương ứng trên thước.
Đo đường kính trong của chi tiết bằng thước kẹp
Đo đường kính trong của chi tiết bằng thước kẹp

Về phần đo độ sâu của thước

  • Đặt vật cần đo trên một mặt phẳng
  • Để phần thước vuông góc với phần đáy của chi tiết của vật cần đo. Xoay vít để mở rộng thanh đo độ sâu. Đặt thanh đo độ sâu vào lỗ, chạm tới đáy chi tiết cần đo.
  • Khóa đai vít lại và đọc kết quả thu được trên thước thông qua vạch cơ khí hoặc đồng hồ tùy theo loại thước sử dụng.

Cách đọc kết quả thước kẹp cơ khí truyền thống

Cách đọc giá trị đo của thước kẹp
Hình 1 – thử đọc kết quả đo của thước

Để đọc kết quả đo được của thước, ta phải đọc được phần số nguyên trên thước chính và số thập phân trên thước phụ. Sau đó cộng hai số đó lại với nhau sẽ thu được kích thước của vật cần đo. Lưu ý, kết quả này chỉ chính xác khi hướng quan sát để đọc trị số vuông góc với dụng cụ đo.

Công thức tính giá trị đo của thước kẹp: X=a+(b.n)

Trong đó:

X là kích thước cần đo

a là giá trị phần nguyên trên thước chính

b là số vạch tính từ 0 trên thước phụ đến vạch trùng với vạch cơ khí trên thước chính

n là độ chính xác của thước. Thông thường n = 0,01;0,02; hoặc 0,05

Giá trị phần nguyên

Được xác định rất đơn giản. Nó chính là giá trị tại vạch trên thang chia thước chính nằm ở phía bên trái vị trí số “0” của thước phụ.

Ví dụ ở hình 1: vạch 0 trên thước phụ nằm ngay ở giữa vạch 27mm và 28mm. Nếu chỉ nhìn sơ qua chưa tính toán kết quả chính xác của phần thập phân thì giá trị đo thu được là khoảng 27,5mm.

Giá trị phần thập phân

Để đọc số thập phân, bạn phải tìm xem vạch nào ở trên thước phụ trùng với vạch trên thước chính. Xem vạch trùng đó là vạch thứ bao nhiêu rồi nhân số thứ tự của vạch đó với chỉ số chính xác của thước đo sẽ ra được giá trị của phần thập phân.

Giờ ta có thể tính kết quả phần thập phân ở hình 1 như sau: Vạch thước phụ trùng nhất với vạch trên thước chính là vạch có số thứ tự 14 được đánh số 7.  Đây là thước đo có độ chính xác là 1/20 = 0.05mm. Kích thước đo được lúc này là 27+ 14*0.05= 27,7mm.

Nhìn chung việc sử dụng, đo đạc bằng thước kẹp truyền thống rất mất thời gian và công sức. Vì thế để giảm thiểu quá trình tính toán và cho được kết quả chính xác thì việc sở hữu một chiếc thước kẹp điện tử là rất đáng đầu tư.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các kiến thức chung nhất về thước kẹp. Hi vọng, bài viết  sẽ giúp bạn hiểu được thước kẹp cơ khí là gì cũng như cách đọc kết quả đo thước kẹp chính xác nhất.

thước kẹp điện tử
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có nhu cầu gia công cơ khí nhé

Trong trường hợp bạn cần thêm thông tin khác liên quan tới lĩnh vực cơ khí, hãy liên hệ với chúng tôi. Cơ khí Tiến Dũngsẽ giúp bạn hiểu hơn vềngành nghề này cùng các dịch vụ gia công cơ khí hữu ích nhất.

Thông tin liên hệ Cơ khí Tiến Dũng – Gia công cơ khí chính xác:

  • Địa chỉ: Số 9 – Ngõ 296 –  Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0948 014 863
  • Email: tiendungindustrial@gmail.com

 

2 thoughts on “THƯỚC KẸP CƠ KHÍ LÀ GÌ? CÁCH ĐỌC THƯỚC KẸP CƠ KHÍ

  1. Pingback: TOP 10 KHU CHỢ BÁN ĐỒ CƠ KHÍ TẠI HÀ NỘI MÀ DÂN CƠ KHÍ CẦN BIẾT

  2. Pingback: 10 LOẠI DỤNG CỤ CƠ KHÍ PHỔ BIẾN NHẤT BẠN NÊN BIẾT -

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo