Thép tấm

 Phôi thép là gì? Đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, Cơ khí Tiến Dũng sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phôi thép và ứng dụng của chúng trong sản xuất, gia công cơ khí, xây dựng và kinh tế.

Giải thích khái niệm: Phôi thép là gì?

 Theo như các tài liệu chuyên ngành, phôi thép được định nghĩa là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm sắt thép. Quặng sau khi khai thác từ các mỏ được chuyển đến các khu liên hợp sản xuất gang thép để bắt đầu quá trình sản xuất phôi thép. Quá trình sản xuất này sẽ trải qua đầy đủ các khâu: khai thác, nung chảy, cán thép và sản xuất thành phẩm gang thép.

Phôi thép là một sản phẩm trung gian của quá trình chế tạo gang thép

Phôi thép là một sản phẩm trung gian của quá trình chế tạo gang thép

 Phôi thép có thành phần chính là sắt và cacbon cùng một số nguyên tố hóa học khác như Lưu Huỳnh, Photpho, Silic và Oxi… Phôi thép là vật liệu quan trọng nhất cho ngành kỹ thuật cơ khí và xây dựng. Chúng là nguyên liệu chính để xây nên những công trình vĩ đại, những tòa nhà chọc trời. Là nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra các chiếc máy gia công hiện đại hay những chiếc xe hơi sang trọng, cho tới bàn, ghế, tủ bếp … mà chúng ta bắt gặp hàng ngày.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về sản xuất cơ khí

Phôi thép được tạo ra như thế nào?

Có 2 phương pháp chính được dùng để sản xuất thép. Đó là sản xuất thông qua lò cơ bản (BOF) và thông qua lò hồ quang điện (EAF). Sự khác biệt duy nhất của hai phương pháp này là phần nguyên vật liệu  đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất . Nguyên liệu được sử dụng ở lò cơ bản là quặng sắt, than đá, thép phế liệu. Còn ở lò hồ quang điện là thép phế liệu và các chất phụ gia như Niken, Crom, Lưu Huỳnh…

Hiện nay trên thế giới 70%  sản lượng thép được sản xuất bằng lò cơ bản thông qua 3 bước:

  • Bước 1: Khai thác quặng trong các mỏ sắt. Chuyển nguyên liệu thô về cơ sở chế tạo.
  • Bước 2: Nguyên liệu quặng thô được đưa vào nung nóng đến nhiệt độ nhất định để tạo ra một dòng kim loại nóng chảy. Dòng kim loại đó sẽ được dẫn tới lò hồ quang. Mục đích là để thực hiện quy trình loại bỏ các tạp chất lẫn trong quặng tự nhiên. Và thực hiện tiền xử lý các sản phẩm, điều chỉnh thành phần để sản xuất các mác thép theo ý muốn.
  • Bước 3: Sau khi loại bỏ tạp chất, sẽ tiến hành đúc để tạo ra các loại phôi thép như phôi thanh, phôi phiến và phôi bloom. Các phôi này sẽ được đưa vào các máy tạo hình để cho ra các sản phẩm như thép xây dựng, thép hình, thép cuộn, thép tấm…

Quy trình sản xuất phôi thép

Sơ đồ quy trình sản xuất phôi thép

  Trong quá trình sản xuất phôi thép,  có một lượng chất phế thải khá lớn được thải ra. Đó là các sản phẩm thép không đạt tiêu chuẩn. Nó không được phép phân phối trên thị trường như những sản phẩm khác.

  Tuy nhiên, thép phế thải hoàn toàn có thể ứng dụng trong một chu trình sản xuấ thép khác. Nó được chuyển qua những tổ chức có kinh nghiệm để xử lý mà không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Hai trạng thái của phôi thép là gì?

 Sau khi được sản xuất, phôi thép có thể tồn tại dưới hai dạng: trạng thái nóng và trạng thái nguội.

  • Phôi thép nóng (hot direct rolling): Sau khi hình thành, phôi thép thường được duy trì ở mức nhiệt cao. Nó sẽ nhanh chóng được đưa vào nhà máy cán thép để cho ra những thành phẩm thép xây dựng cần thiết.
  • Trạng thái nguội: Trạng thái này của phôi thép cũng khá phổ biến. Khi cần chuyển tới những nhà máy nằm ở xa, phôi thép sẽ được giữ ở trạng thái nguội. Nếu cần cán lại thành các tấm mỏng, phôi thép sẽ được làm nóng lại trước khi cán.
Phôi thép nóng
Phôi thép nóng

 Hiện tại, hầu hết các nhà máy sản xuất thép đều được xây dựng hệ thống đồng bộ. Tại đó, các phôi thép sẽ được giữ được ở trạng thái nóng. Để có thể dễ dàng đưa vào sản xuất trực tiếp phù hợp quy trình khép kín.

 > Xem thêm: Các phương pháp hàn kim loại phổ biến trong gia công.

Các hình thái phổ biến của phôi thép là gì?

Theo thống kê năm 2019, sản lượng phôi thép được sản xuất trên thế giới ước tính lên tới 1.869,9 triệu tấn. Được chia thành 3 loại phôi phổ biến: phôi thanh (billet), phôi phiến (slab), và phôi bloom. 

Phôi thanh (billet)

 Đây là dạng thép phôi hình trụ vuông với nhiều quy cách khác nhau. Kích thước phổ biến của chúng là 100 x 100, 125 x 125, 150 x 150. Tùy theo quy chuẩn của nhà máy hoặc ngành sản xuất, phôi thanh có thể dài từ 6m đến 12m.

Phôi thép thanh chuyên dùng cho xây dựng

Phôi thép thanh chuyên dùng cho xây dựng

 Loại phôi này chủ yếu dùng để sản xuất thép cuộn và thép thanh vằn chuyên dùng trong xây dựng.

Phôi phiến

 Hay còn gọi là phôi thép dẹp, phôi thép tấm. Đây là loại phôi thép có kích thước lớn hơn hẳn so với phôi thanh. Nó có tiết diện cắt ngang là những hình chữ nhật. Phôi thép tấm cũng có các mác thép với quy cách và đặc điểm khác nhau.

phôi thép dẹt
Phôi thép dẹt thường sử dụng trong gia công kim loại tấm

 Loại phôi thép này thường được đưa đến các nhà máy sản xuất cơ khí để gia công các sản phẩm kim loại tấm. Hoặc để cán thành thép cuộn, thép tấm cán nóng.

Phôi thép Bloom

 Phôi Bloom có nhiều đặc điểm gần giống với phôi thanh. Tuy nhiên, kích thước của nó lớn hơn nhiều so với phôi thanh.

 Thông thường, chúng được sử dụng thay thế cho phôi phiến và phôi thanh. Công dụng chính là để đưa vào dây chuyền luyện thép nhằm sản xuất ra những loại thép dùng trong xây dựng.

Lời kết

 Như vậy, Cơ khí Alpha Tech đã giúp bạn tìm hiểu phôi thép là gì. Nếu bạn còn bất kỳ thông tin gì liên quan tới lĩnh vực gia công cơ khí, liên hệ ngay với chúng tôi. Hiện tại Alpha Tech có nhiều dịch vụ gia công kim loại như hàn hoàn thiện, phay kim loại, cắt Laser kim loại… Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những sản phẩm kim loại tốt nhất.

Thông tin liên hệ Cơ khí Tiến Dũng – Gia công cơ khí chính xác:

  • Địa chỉ: Số 9 – Ngõ 296 –  Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0948 014 863
  • Email: tiendungindustrial@gmail.com

3 thoughts on “PHÔI THÉP LÀ GÌ? KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH

  1. Pingback: NHÔM LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐỜI SỐNG -

  2. Pingback: CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC -

  3. Pingback: HẠN CHẾ MÁY MÓC BỊ GỈ SÉT HIỆU QUẢ NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo