Đúc kim loại là một trong trong những phương pháp tạo phôi lâu đời với đa dạng các loại đúc khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm, ứng dụng với nhiều vật liệu và cách làm khác nhau.

Vậy đúc kim loại là gì, các phương pháp đúc kim loại, tính chất của từng phương pháp ra sao, hãy cùng Tiến Dũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đúc kim loại là gì?

Đúc kim loại là phương pháp chế tạo phôi kim loại bằng cách rót kim loại nóng chảy vào khuôn đã chuẩn bị sẵn để tạo thành hình dáng và kích thước như mong muốn. Đúc được áp dụng cho hầu hết các loại kim loại và hợp kim có tích chất khác nhau. Đúc phù hợp cho cả những vật liệu có đặc tính giòn như gang…

Đúc mang đến nhiều ưu điểm. Như đúc được gần như tất cả các loại vật liệu. Đúc được cả những vật liệu có khối lượng rất nhỏ (từ vài gram) đến rất lớn như (hàng nghìn tấn). Bên cạnh đó, công nghệ đúc hiện đại còn mang đến hiệu quả năng suất cao và chất lượng thành phẩm vô cùng tốt. Vậy có các phương pháp đúc nào được sử dụng rộng dãi trong gia công hiện nay?

Đúc kim loại

Đúc trong khuôn cát

Phương pháp đúc trong khuôn cát là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất và vẫn còn áp dụng phổ biến ngày nay. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khuôn dùng một lần được làm từ cát silic, các loại chất phụ, chất kết dính và chất sơn khuôn.

Ưu điểm:

– Áp dụng khi đúc số lượng ít, giá thành rẻ, đơn giản.

– Đúc được những chi tiết phức tạp, có lõi.

– Áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu có khối lượng lớn.

– Cơ tính của thành phẩm khá tốt vì có quá trình ủ sau đúc.

Nhược điểm:

– Có độ chính xác không cao. Bề mặt không được nhẵn mịn.

– Không đúc được những vật có độ mỏng quá.

Đúc kim loại trong khuôn cát

Đúc kim loại áp lực cao

Đúc áp lực cao là hoạt động kim loại được ép vào lòng khuôn dưới áp lực cao của piston, sau đó được làm nguội ngay trong khuôn nhờ hệ thống nước làm mát.

Ưu điểm:

– Đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao (1.5mm) và các lỗ có kích thước nhỏ.

– Có độ chính xác, bề mặt bóng mịn.

– Cơ tính tốt

– Năng suất cao.

Nhược điểm:

– Giới hạn về khối lượng vật đúc (<40kg)

– Hệ thống máy móc trang bị đắt tiền.

– Khuôn dễ bị mài mòn, ảnh hưởng do áp lực của kim loại/hợp kim nóng chảy.

– Chi phí làm khuôn, tính toán khuôn tương đối phức tạp.

– Chi tiết chỉ nhiệt luyện được khi có chế độ đúc phù hợp.

Gia công áp lực tạo phôi

 

Có thể bạn quan tâm: So sánh phương pháp đúc và phương pháp gia công áp lực

Đúc kim loại áp lực thấp

Đúc áp lực thấp là phương pháp đưa dòng kim loại vào trong lòng khuôn nhờ tác động của lực ép thông qua dòng khí nén được thổi vào nồi nấu kim loại làm áp suất trong nồi tăng lên, từ đó đẩy dòng kim loại vào khuôn đúc.

Ưu điểm :

– Đúc kim loại có khối lượng lớn <70kg.

– Chất lượng thành phẩm cao nhất.

– Có thể đúc các chi tiết lõi phức tạp.

– Thời gian đúc ngăn hơn so với đúc áp lực cao.

Nhược điểm :

– Phải trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đắt tiền.

Đúc kim loại bằng trọng lực

Đúc bằng trọng lực là phương pháp gần tương tự như đúc trong khuôn cát, chỉ khác ở chỗ thay vì dùng khuôn cát dùng 1 lần, phương pháp này sử dụng khuôn bằng kim loại.

Ưu điểm:

– Khuôn đúc tái sử dụng được nhiều lần

– Đúc được các chi tiết phức tạp, nhưng chất lượng sẽ không được như đúc bằng khuôn cát.

– Chất lượng bề mặt tốt hơn, sai số nhỏ

– Đúc được vật dụng có độ dày trung bình từ 3-4mm

– Giá thành rẻ hơn khi đúc số lượng lớn, thời gian đúc được rút ngắn hơn.

Nhược điểm:

– Mất chi phí lớn cho khuôn đúc, do đó phương pháp này sẽ phù hợp với đúc số lượng lớn hơn.

– Chỉ áp dụng được cho những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp.

– Khó áp dụng cho những trường hợp đúc khối lượng lớn.

– Trường hợp lỗi, khuyết tật sản phẩm xảy ra cao hơn do thoát khí kém.

Nhuoc diem cua phuong phap duc

Đúc kim loại mẫu chảy

Trong đúc còn một phương pháp đúc nữa là phương pháp đúc kim loại mẫu chảy, phương pháp này sử dụng khuôn đúc gần tương tự với khuôn đúc bằng cát, tuy nhiên mẫu đúc lại làm bằng vật liệu dễ chảy. Vỏ khuôn sau khi được định hình sẽ tiến hành nung vỏ khuôn và mẫu, mẫu khi đó sẽ đúc chảy ra để lại phần lòng khuôn rỗng.

Ưu điểm:

– Độ chính xác cao

– Đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao mà phương pháp đúc khác không làm được.

– Bề mặt thành phẩm nhẵn mịn.

– Cơ tính thành phẩm tốt

– Đúc được các vật liệu khó nóng chảy.

Nhược điểm:

– Khuôn mẫu dùng một lần, cần tự động hóa để giảm thời gian tạo mẫu.

Bên cạnh phương pháp đúc thì hiện nay chúng ta có thể chế tạo phôi bằng gia công áp lực. Để hiểu hơn về gia công áp lực mời bạn đọc tham khảo thêm chuỗi bài viết về gia công áp lực của Tiến Dũng nhé.

Đúc kim loại ly tâm

Đúc kim loại li tâm là phương pháp đổ đầy kim loại nóng chảy vào lòng khuôn đang quay, nhờ vào lực ly tâm kim loại lỏng sẽ bám đều vào thành và nguội tại đó. Phương pháp đúc li tâm được sử dụng cho đúc các vật thể rỗng ruột, tròn xoay.

Ưu điểm:

– Vật đúc ít bị khuyết tật, rỗ khí…

– Ít tốn vật liệu

– Có thể đúc được thành vật đúc gồm nhiều kim loại riêng biệt.

Nhược điểm:

– Đường kính lỗ có thể không chính xác và bề mặt không được đẹp.

Đúc ly tâm

Phương pháp đúc kim loại ly tâm vừa rồi đã khép lại bài viết về tổng hợp các phương pháp đúc phổ biến trên thị trường. Nhìn chung, mỗi loại đúc sẽ mang đến những cách làm khác nhau, đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau. Bạn đọc cần nắm rõ từng phương pháp để phân biệt chúng nhé.

Thông tin liên hệ Cơ khí Tiến Dũng – Gia công cơ khí chính xác:

  • Địa chỉ: Số 9 – Ngõ 296 –  Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0948 014 863
  • Email: tiendungindustrial@gmail.com

 

One thought on “NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC KIM LOẠI HIỆN NAY

  1. Pingback: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC -

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo