Mui taro la gi

 Trong lĩnh vực gia công kim loại, mũi taro là một dụng cụ cơ khí quen thuộc. Mũi taro là gì? Phân loại mũi taro như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Cơ khí Tiến Dũng chắc chẵn sẽ giúp bạn có thêm được được những thông tin hữu ích.

Mũi Taro là gì?

Mũi Taro hiểu đơn giản là 1 loại dao cắt định hình chuyên dùng để cắt ren. Nó là dụng cụ phổ biến nhất trong việc tạo đường ren trên các sản phẩm cơ khí.

Mũi Taro đường dùng để tạo ra những đường ren trên sản phẩm
Mũi Taro đường dùng để tạo ra những đường ren trên sản phẩm

Các kỹ sư, thợ cơ khí sẽ sử dụng mũi taro để cắt ren trong hoặc ren ngoài. Tùy theo mục đích gia công mà mũi taro sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.

Phân loại mũi taro

Hiện nay, có rất nhiều loại mũi taro được sử dụng trong gia công khoan, ren lỗ. Và vì thế mà có nhiều cách phân loại mũi taro khác nhau. Dưới đây là những cách phân loại mũi taro phổ biến nhất.

Phân loại dựa vào cách gia công của mũi taro là gì?

Dựa vào phương thức gia công áp dụng, mũi taro sẽ được phân loại thành taro máy và taro tay. Đặc điểm của chúng có sự khác biệt cụ thể như sau:

Mũi Taro máy

Đây là những mũi taro chuyên dùng cho các máy tiện CNCphay CNC và máy taro chuyên dụng. Thông thường, mũi taro máy chỉ có một chiếc duy nhất. Nó thường dài gấp 3 đến 4 lần mũi taro tay. Mũi này được lắp trên máy bằng các đầu măng-ranh hoặc San-ga. Nó còn có thể sử dụng trên các máy khoan có điều chỉnh tốc độ. Vì khi taro, moment xoắn lớn hơn khi khoan nhiều nên phải dùng tốc độ thấp khoảng 80-200 vòng/phút. Tốc độ này còn tuỳ thuộc vào kích thước lỗ, chiều sâu lỗ, vật liệu khoan…

 

Máy và mũi taro máy được sử dụng nhiều trong các xưởng gia công cơ khí lớn

Taro máy có thể sử dụng một mũi taro rãnh xoắn hoặc một mũi taro rãnh thẳng. Trong trường hợp gia công lỗ thông, mũi taro sẽ cuộn phôi lại. Sau đó đẩy xuống phía dưới để tạo thành lỗ thông. Còn khi gia công lỗ kín, nó sẽ cắt và móc, sau đó đưa phôi thừa lên trên bề mặt sản phẩm.

 Xem thêm: Phôi thép là gì? Những loại phôi thép phổ biến nhất hiện nay!

Mũi Taro Tay

Đây là những mũi taro được sử dụng trong quy trình tạo ren bằng tay. Khi sử sụng cần kết hợp với dụng cụ gọi là “tay taro” lắp mũi taro vào để có thể vặn được bằng tay. Thông thường, 1 bộ taro tay bao gồm 3 cây thô. Loại nhỏ hơn thì 1 bộ có 2 cây gồm 1 thô, 1 tinh. Taro tay dùng để taro kín hoặc taro lỗ thông đều được.

Ưu điểm của loại mũi taro này là cho tốc độ tạo ren nhanh. Có thể gắn lên máy chạy trong những trường hợp cần thiết. Đặc biệt, cho hiệu quả tốt đối với những vật liệu hay bị ra phôi vụn trong quá trình gia công.

Mũi khoan taro tay
Mẫu các mũi taro tay và tay taro phổ biến

Phân loại mũi taro theo bước ren 

Một cách phân loại mũi taro khác cũng rất phổ biến là dựa vào bước ren. Khi đó, ta có các cỡ phổ biến như M1,5; M2; M2,5; M3; M4; M5; M6… Và được nhóm thành 2 nhóm chính:

  • Mũi Taro chuẩn là loại phổ biến với thông số: M8 x 1,2; M10 x 1,5.
  • Mũi Taro nhuyễn là sản phẩm có kích thước nhỏ hơn một chút so với mũi taro chuẩn. Thông số của nó là M10 x 1,25 và M8x 1.

Cách phân loại này thường được dùng nhiều trong gia công taro các chi tiết cơ khí. Bởi kích thước lỗ ren và đường ren của các chi tiết cơ khí thường không giống nhau.

Phân loại dựa vào đường ren

Dựa vào những đường ren trên mũi taro, chúng được phân loại thành taro ren phải và taro ren trái. Những mũi taro ren phải sẽ được sử dụng để tạo những đường ren thuận chiều kim đồng hồ. Ngược lại, taro ren trái tạo ra những đường ren ngược chiều kim đồng hồ.

Đường ren thuận và ngược chiều kim đồng hồ
Đường ren thuận và ngược chiều kim đồng hồ được tạo thành bởi những mũi taro khác nhau

Với mỗi sản phẩm, yêu cầu về chiều của đường ren sẽ có sự khác biệt. Bạn nên lưu ý để lựa được chiều mũi ren phù hợp nhất.

Phân loại mũi taro dựa vào lớp phủ là gì?

Tuổi thọ của mũi taro ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất gia công. Chính vì vậy, một lớp phủ trên bề mặt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ mũi taro. Khi đó mũi taro sẽ tăng khả năng chịu nhiệt và hạn chế bị mài mòn trong quá trình gia công.

Những mũi taro được sản xuất từ thép gió thường có màu trắng. Sau khi Oxide bề mặt sẽ chuyển sang màu đen. Đấy được gọi là mũi taro OX. Trong trường hợp vật liệu phủ là TIN, nó sẽ có màu vàng nên được gọi là mũi taro Vàng.

Phân loại theo chất liệu mũi taro

Dựa theo chất liệu của mũi taro, thì phổ biến nhất là cách mũi taro:

  • Mũi taro thép thường.
  • Taro thép cứng (thép đã trải qua quá trình tôi luyện).
  • Taro inox.
  • Taro nhôm và đồng.
  • Mũi taro làm từ gang.

Xem thêm: Phương pháp tiện là gì

Phân loại mũi taro theo tiêu chuẩn ren là gì?

Nếu dựa theo tiêu chuẩn về đường ren trong ngành cơ khí theo vùng địa lý. Người ta có thể phân loại mũi taro theo hệ mét và hệ inch.

Mũi taro hệ mét thường được sử dụng ở châu Á. Ở Việt Nam, mũi taro hệ mét được dùng rất phổ biến. Trên sản phẩm bạn sẽ nhìn thấy chữ M là ký hiệu nhận biết. Ví dụ mũi taro M1,5 đọc là mũi taro “mờ” một phảy năm (không gọi là mũi taro một phảy năm ly). Còn mũi taro hệ Inch chuyên được sử dụng ở những nước trên lãnh thổ châu Âu, Mỹ, Úc.

Phân loại dựa vào phoi

Dựa vào phoi, mọi người cũng có thể dễ dàng phân loại mũi Taro thành những loại khác nhau:

  • Mũi Taro cắt: Khi cắt sẽ tạo ra phoi.
  • Mũi Taro nén: Không sinh phoi mà nén phoi lại.
Mũi taro cắt khi taro sẽ tạo ra các phoi
Mũi taro cắt khi taro sẽ tạo ra các phoi

Cách lựa chọn mũi Taro phù hợp với nhu cầu sử dụng

Trên thị trường quả thật có rất rất nhiều loại mũi taro. Nếu là người mới trong nghề, việc lựa chọn mũi taro phù hợp với mục đích gia công thật không hề dễ dàng. Để lựa chọn được một mũi taro thích hợp, bạn có thể tham khảo một vài tip dưới đây bằng cách tự trả lời các câu hỏi như:

  • Bạn muốn gia công với mũi taro hệ mét hay hệ Inch.
  • Bạn sẽ sử dụng máy ren hay sẽ ren bằng tay?
  • Việc tạo ren bằng mũi taro có thường xuyên không? Nếu có, nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đắt tiền, có độ bền cao và hiệu quả tạo ren tốt. Trong trường hợp thỉnh thoảng mới cần taro, thì bạn có thể lựa chọn những sản phẩm rẻ tiền hơn.
  • Có cần sử dụng mũi taro để làm đường ren kín hay thông?
  • Việc tạo ren của bạn là gia công đơn lẻ hay là sản xuất hàng loạt?
  • Vật liệu sử dụng trong gia công là gì?
  • Loại máy taro bạn sử dụng là gì?…

Thực ra khi có nhu cầu, nhân viên cửa hàng cơ khí sẽ rất nhiệt tình tư vấn cho bạn. Họ sẽ giúp bạn biết được đặc điểm của từng loại mũi taro. Loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn? Từ đó, lựa chọn ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Vì thế cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Lời kết

Nếu bạn cần chọn mua mũi Taro hay muốn tạo ren, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé

Với bài viết này, Cơ khí Tiến Dũng đã giúp bạn biết được mũi taro là gì? Và cách phân loại mũi taro như thế nào.  Nếu như bạn vần còn băn khoăn hay có thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này. Hãy liên hệ ngay với Tiến Dũng để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ Cơ khí Tiến Dũng – Gia công cơ khí chính xác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo