Cac loi gia cong CNC thuong gap ban nen biet

 Hiện tại, gia công CNC đã trở thành một trong những phương pháp gia công quan trọng nhất. Nhưng quá trình gia công, vận hành không thể tránh xảy ra sự cố, lỗi, hỏng hóc. Dưới đây, Cơ khí Tiến Dũng  sẽ giúp bạn tìm hiểu về các lỗi gia công CNC thường gặp, nguyên nhân xảy ra lỗi cùng cách thức khắc phục hư hỏng như thế nào để quá trình gia công diễn ra an toàn và đảm bảo nhất.

1. Bề mặt sản phẩm bị cháy hoặc biến dạng

Nhận biết các lỗi gia công CNC thường gặp

Lỗi này thường thể hiện thông qua những dấu vết rõ rệt trên bề mặt sản phẩm gia công. Nó có thể là một vết sùi, cong hoặc biến dạng, vết cháy xém nhám đen để lại trên sản phẩm.

các lỗi gia công CNC thường gặp là không thể tránh khỏi
Quá trình vận hành máy CNC không thể tránh xảy ra sự cố, lỗi, hỏng hóc

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn tới lỗi này là do lưỡi cắt, lưỡi phay hoặc máy khoan của CNC bị mòn, cùn. Lỗi này cũng xuất hiện do dầu cắt gọt pha nước không đảm bảo tốt nhiệm vụ bôi trơn và làm mát. Khiến lực ma sát và nhiệt độ tỏa ra trong quá trình gia công quá lớn. Dẫn đến hiện tượng bốc khói và cháy bề mặt vật liệu tại vị trí gia công. Quy trình xử lý vật liệu gặp nhiều vấn đề. Từ đó, tác động trực tiếp đến ngoại hình, bề mặt thành phẩm.

Biện pháp xử lý

Những lỗi này thường là những lỗi cần được xử lý và hỗ trợ từ  kỹ thuật viên. Họ sẽ tìm hiểu vấn đề đang gặp phải là gì. Như spindle bị ngược, lưỡi dao cùn hay dầu bôi trơn không đảm bảo… Sau đó, thực hiện những biện pháp khắc phục kỹ thuật cần thiết như thay hoặc mài lại lưỡi dao, chỉnh lại spindle và các biện pháp khác để giải quyết.

 Xem thêm: Gia công CNC chi tiết máy tại TID

2. Máy CNC không hoạt động hoặc hoạt động không đúng chủ ý

Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp khi gia công CNC. Lỗi này rất dễ nhận biết quá trình gia công của máy CNC.

Nhận biết lỗi

Lỗi này được thể hiện qua màn hình điều khiển trên máy CNC bằng dòng báo lỗi. Đôi khi là một trục hoặc tất cả các trục máy CNC không chạy hoặc di chuyển không bình thường.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính thường là do phần mềm của máy gia công có vấn đề. Xuất phát từ việc cài đặt phần mềm không đúng cách hoặc bị virus tấn công. Cũng có thể do sử dụng những phần mềm không tương thích với máy, hệ thống. Hoặc đầu Card điều khiển kết nối với máy tính bị lỏng lẻo. Dây từ hộp điều khiển đến động cơ trục bị chập trờn. Hộp điều khiển (Driver) của trục bị lỗi.

 Xem thêm: Gia công CNC nhựa tại TID

Cách khắc phục

Trường hợp phần mềm bị lỗi, để giải quyết vấn đề này, thì việc cần làm là dừng máy sau đó cài đặt lại phần mềm. Nếu là do Card lỏng lẻo, cần tháo card ra khỏi máy tính, vệ sinh card và khe cắm PCI trên máy tính. Kết nối lại Card với máy tính. Đảm bảo rằng Card đã cắm chắc chắn hết vào trong, đúng vị trí khe PCI. Sau đó, bật máy tính và mở phần mềm lên. Nếu vẫn không được, hãy liên hệ với chuyên viên sửa máy để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Đối với lỗi dây từ hộp điều khiển đến động cơ trục bị chập trờn. Cần kiểm tra kĩ dây bằng cách cắm lại các đầu jack của hộp điều khiển (Driver). Nếu vẫn chập trờn, có thể sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch để kiểm tra lại. Trường hợp đồng hộ báo hư hỏng thì công việc của bạn là thay dây điều khiển. Còn Driver bị lỗi sau khi thử test chéo thì cần thay driver mới.

3. Các lỗi gia công CNC thường gặp – động cơ của máy không quay

Khi đang sử dụng, thì gặp tình trạng máy CNC không quay. Thông thường, lỗi này của động cơ xuất phát từ việc cuộn dây hoặc vòng bi của máy bị kẹt, có vấn đề. Cũng có thể do nguồn điện cấp cho máy không đủ hoặc card điều khiển bị hỏng nên động cơ máy không hoạt động.

Lỗi gia công CNC thường gặp ở động cơ không quay thường do cuộn dây hoặc vòng bi máy bị kẹt
Lỗi gia công CNC thường gặp ở động cơ không quay thường do cuộn dây hoặc vòng bi máy bị kẹt

Nguyên nhân

  • Trục chính Spindle của máy CNC không chạy do cháy cuộn dây hoặc kẹt vòng bi bên trong.
  • Do nguồn điện cấp cho biến tần thấp dẫn tới biến tần báo lỗi và dừng Spindle.
  • Card điều khiển bị hỏng.
  • Dây tín hiệu bị đứt, dây nguồn từ biến tần đến trục chính Spindle bị chập.

Biện pháp khắc phục

Để giải quyết vấn đề này, cần có các chuyên gia có kinh nghiệm tiến hành kiểm tra từng lỗi. Từ đó, xác định chính xác máy đang bị lỗi gì để từng bước giải quyết. Việc của bạn là tắt máy và liên hệ với những chuyên viên  kỹ thuật để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

 Xem thêm: Gia công tiện là gì? Các phương pháp Tiện CNC phổ biến hiện nay

4. Dao phay và mũi khoan của máy bị gãy

Dao phay và mũi khoan bị gãy cũng là một trong các lỗi gia công CNC phổ biến. Lỗi này thường gặp khi gia công các vật liệu dày, phôi quá cứng hoặc ở những máy gia công đã quá cũ. Dao bị gãy do nó quá yếu so với lực tác động cần thiết để xử lý vật liệu gai công.

Dao gãy có thể do quá cũ hoặc do bạn dùng sai cách
Dao gãy có thể do quá cũ hoặc do bạn dùng sai cách

Việc này cũng có thể do sử dụng loại dao có chất lượng không phù hợp hoặc quá trình cắt quá nhanh, không đúng kỹ thuật khi lựa chọn tọa độ đặt dao. Để giải quyết, cách duy nhất là thay dao.

Lời khuyên cho bạn là nên lựa chọn loại dao chất lượng cao, phù hợp với máy. Đồng thời sử dụng máy một cách cẩn thận để có được quy trình gia công tiêu chuẩn và hoàn hảo nhất.

5. Chập điện

Đây được xem là lỗi nguy hiểm bậc nhất trong quá trình gia công CNC. Điều này xuất phát từ lỗi hệ thống điện trong hoặc bên ngoài máy. Nếu không cẩn thận, nó còn có thể gây nguy hiểm tới toàn bộ hệ thống điện hoặc tính mạng con người.

Đối với sự cố điện, cần chú ý xử lý để hạn chế nguy hiểm
Đối với sự cố điện, cần chú ý xử lý để hạn chế nguy hiểm

Khi gặp lỗi này, bạn hãy nhanh chóng ngắt cầu dao, dừng mọi hoạt động của hệ thống. Sau đó, nhanh chóng liên hệ với đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ xử lý. Từ đó, đảm bảo giảm bớt thiệt hại cũng như phòng tránh những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các lỗi gia công CNC thường gặp. Có thể thấy, việc gia công CNC không hề đơn giản. Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ gia công cơ khí hay muốn tư vấn những thông tin liên quan, liên hệ ngay với Tiến Dũng để được hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo